Ảnh hưởng Trường_hận_ca

Từ thời Đường, tác phẩm Trường hận ca đã có sự lan tỏa nhất định. Khi Bạch Cư Dị viết thư cho người bạn thơ Nguyên Chẩn, ông cũng đã từng đề cập tình trạng lan tỏa mạnh mẽ của Trường hận ca[11]. Bạch Cư Dị qua đời, Đường Tuyên Tông có viết thơ điếu, trong đó đề cập: ["Đồng tử giải ngâm trường hận khúc, hồ nhi năng xướng tỳ bà thiên"; 童子解吟長恨曲,胡兒能唱琵琶篇], chứng tỏ sức ảnh hưởng của Trường hận ca thời Vãn Đường là có thật[12].

Bên cạnh sức lan truyền, Trường hận ca cũng trở thành cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm đời sau, phải kể đến Trường hận ca truyện (長恨歌傳) của Trần Hồng (陳鴻), một án kỳ văn thời Vãn Đường. Bên cạnh đó, Trường hận ca cũng trở thành cảm hứng cho các Hí khúc như Đường Huyền Tông thu dạ ngô đồng vũ (唐明皇秋夜梧桐雨) của Bạch Phác thời nhà Nguyên, Trường Sinh điện (长生殿) của Hồng Thăng (洪昇) thời nhà Thanh.

Nhật Bản, văn hóa nhà Đường có sức ảnh hưởng rất mạnh mẽ, do vậy không lạ khi Trường hận ca cũng có ảnh hưởng đến quốc gia này. Kỳ văn Truyện kể Genji của Murasaki Shikibu là một tác phẩm có ảnh hưởng bởi Trường hận ca thông qua nhân vật sủng phi Kiritsubo (桐壺; Đồng Hồ), mẹ của nhân vật chính[13]. Ngoài ra, tác phẩm Chẩm thảo tử (枕草子; Makura no Sōshi) của Sei Shōnagon cũng ảnh hưởng từ Trường hận ca, ví dụ như Sei Shōnagon nói hoa lê không màu không hương, chẳng phải loài hoa gì đặc biệt đáng khen, nhưng vì Trường hận ca đề cập đến loài hoa này để khen Dương Quý phi, nên cũng cảm thấy hẳn nó có điểm gì hơn người[14].

Liên quan

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam Trường Đại học Ngoại thương Trường Đại học Cần Thơ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Trường Chinh Trường Đại học Duy Tân Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai Trường Đại học Mỏ – Địa chất